Bùng phát dịch bệnh, tôm chết hàng loạt

Nhiều vuông tôm bị bỏ hoang vì dịch bệnh
Tính đến ngày 7-9, đã có hơn 114ha hồ tôm bị nhiễm bệnh, người nuôi tôm thiệt hại hàng chục tỉ đồng.
Chi cục Thú y tỉnh Quảng Trị cho biết dịch trên tôm đã bùng phát trên 12 xã, phường của bốn huyện Gio Linh, Vĩnh Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị). Trong đó, thiệt hại nặng nhất là xã Triệu Phước (huyện Triệu Phong) với 33,89ha hồ có tôm chết.
Nguyên nhân ban đầu được Chi cục Thú y tỉnh Quảng Trị xác định là do thời tiết nắng nóng kéo dài, nguồn giống không ổn định nên gây bệnh hoại tử gan cấp tính, đầu vàng và đốm trắng trên tôm. Khi tôm có dấu hiệu mắc bệnh, nhiều hộ dân đã không báo cho cơ quan chức năng mà tự mua thuốc về xử lý, khiến dịch bệnh lan nhanh.
Ông Trần Hoạt, phó chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Quảng Trị, cho biết từ năm 2014 đến nay, do tỉnh Quảng Trị không có kinh phí mua hóa chất phòng chống bệnh thủy sản nên khi dịch diễn ra, rất nhiều hộ dân nuôi tôm đã tự mua thuốc dập dịch, không báo cho cơ quan chức năng.
“Hiện nay vẫn còn rất nhiều hộ nuôi tôm tự phát dập dịch mà chúng tôi chưa thể nắm được diện tích hồ nhiễm bệnh. Chi cục đang cố gắng thống kê thiệt hại để đề xuất tỉnh có phương án hỗ trợ kịp thời cho người nuôi tôm” - ông Hoạt nói.
Có thể bạn quan tâm

Trạm Kiểm soát liên hợp Km15 - Bến tàu Dân Tiến vừa phối hợp với các ngành chức năng trên địa bàn TP Móng Cái tổ chức tiêu hủy 800kg cá quả có nguồn gốc từ Trung Quốc nhập lậu.

Thông tin từ Trạm Bảo vệ thực vật huyện Bảo Thắng (Lào Cai), đến thời điểm này, dịch sâu ong ăn lá cây lâm nghiệp (chủ yếu là ăn lá cây mỡ) tại địa phương đã hoàn toàn được khống chế.

Từ tháng 3, vợ chồng chị Dung, Quảng Ninh đã thu gom mua quả thanh mai (dâu rừng) của một số người dân địa phương để bán buôn cho một số đầu mối trong tỉnh. Anh còn lên một số diễn đàn rao bán mặt hàng này nhằm mở rộng thị trường ra một số tỉnh khác.

Ở miền Nam, cây đậu phộng (lạc) trồng nhiều ở các tỉnh Tây Ninh, Long An, Trà Vinh, An Giang…. Sản phẩm đậu phộng ngoài quả (củ), còn tận dụng thân lá ủ làm phân hữu cơ, hoặc làm thức ăn cho gia súc.

Việc ký kết đưa mặt hàng này về tiêu thụ tại Hà Nội đã khiến hàng nghìn hộ chăn nuôi ở Yên Thế (Bắc Giang) hy vọng đổi đời. Tuy nhiên, đến nay không ít hộ nuôi đã phải cầm cố sổ đỏ, nợ ngân hàng chồng chất, vì thua lỗ.